Hướng dẫn kỹ năng quay phim cơ bản cho người bắt đầu

Muốn tạo ra những thước phim chuyên nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Việc nắm vững kỹ năng quay phim cơ bản là bước đầu tiên giúp bạn làm chủ máy quay, góc máy và ánh sáng. Người mới thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị, căn chỉnh bố cục hay xử lý chuyển động mượt mà. Cùng Techfilm tìm hiểu những kỹ thuật quan trọng trong bài viết dưới đây!

Xem thêm: Bảng giá dịch vụ quay phim giá rẻ tại TPHCM

Những kỹ năng quay phim cơ bản cần biết

Dù là kỹ thuật quay phim truyền hình hay chỉ quay cho cá nhân. Thì việc hiểu rõ góc máy, khung hình hay động tác máy, ánh sáng đều sẽ giúp bạn làm chủ máy quay và ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết kỹ năng quay phim cơ bản, giúp bạn dù mới bắt đầu cũng có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế.

Hướng dẫn cách quay video

Hướng dẫn cách quay video

Cách chọn góc máy phù hợp

Góc máy đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung và cảm xúc của video. Tùy vào bối cảnh mà bạn có thể lựa chọn góc máy phù hợp.

  • Góc máy ngang: Máy quay đặt ngang tầm mắt nhân vật, tạo cảm giác trung thực và gần gũi.
  • Góc cao: Máy quay từ trên xuống, làm nhân vật trông nhỏ bé hoặc yếu đuối.
  • Góc thấp: Máy quay từ dưới lên, giúp tôn vinh đối tượng, nhân vật trông quyền lực và mạnh mẽ hơn.

Lựa chọn góc máy phù hợp sẽ giúp bạn truyền tải nội dung tốt hơn và làm cho cảnh quay trở nên sinh động.

Góc máy là yếu tố quan trọng giúp truyền tải nội dung và cảm xúc chân thực trong mỗi khung hình

Góc máy là yếu tố quan trọng giúp truyền tải nội dung và cảm xúc chân thực trong mỗi khung hình

Chọn khung hình tối ưu cho từng cảnh quay

Khung hình ảnh hưởng lớn đến cảm xúc và thông điệp của video. Do đó, khi lựa chọn được khung hình phù hợp sẽ giúp truyền tải nội dung một cách hiệu quả, video cũng vì thế mà trở nên thu hút hơn. Một số khung hình cơ bản gồm:

  • Toàn cảnh: Dùng để mô tả bối cảnh, giúp người xem hiểu rõ không gian câu chuyện.
  • Trung cảnh: Kết hợp cả nhân vật và bối cảnh, trong đó thường lấy nửa người hoặc ⅔ khung cảnh. Đây là cảnh quay khá phổ biến giúp người xem theo dõi nội dung rõ ràng hơn, phù hợp cho phỏng vấn hoặc hội thoại.
  • Cận cảnh: Tập trung vào chi tiết như khuôn mặt nhân vật hoặc vật thể để tạo điểm nhấn. Thường thấy cách chọn khung hình này khi quay phỏng vấn, quảng cáo sản phẩm hoặc khi muốn bắt trọn cảm xúc của nhân vật.
  • Quay đặc tả: Tương tự quay cận cảnh tuy nhiên cách quay video này chú trọng các tiểu tiết như mắt, miệng… Thường bắt gặp trong các phim phóng sự cưới khi muốn lột tả cảm xúc của cô dâu, chú rể quay sẽ thường lựa chọn cách quay này.

Sử dụng động tác máy để tạo hiệu ứng chuyên nghiệp

Chúng ta vẫn thường quan tâm đến những cảnh chuyển, những góc quay được thay đổi linh hoạt, mà không để ý tới đằng sau những động tác máy ấy là cả một sự tính toán. Một số động tác máy khi quay phim thường bao gồm: Lia máy, quay ngang từ trái qua phải hoặc ngược lại, máy quay di chuyển lên hoặc xuống, di chuyển theo nhân vật, zoom máy, quay hất lên trên… Mỗi động tác máy khác nhau sẽ giúp người quay phim diễn đạt được ý nghĩa, cảm xúc khác nhau. Do đó, một thước phim chuyên nghiệp sẽ là sự kết hợp linh hoạt của nhiều động tác máy để truyền đạt nội dung sao cho dễ hiểu và lôi cuốn nhất.

Một thước phim chuyên nghiệp kết hợp nhiều động tác máy để truyền tải nội dung hấp dẫn

Một thước phim chuyên nghiệp kết hợp nhiều động tác máy để truyền tải nội dung hấp dẫn

Lựa chọn ánh sáng

Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua yếu tố ánh sáng trong khi quay phim. Không chỉ là yếu tố kỹ thuật, ánh sáng còn đóng vai trò là yếu tố nghệ thuật quyết định cảnh quay ra có đẹp mắt và chuyên nghiệp hay không. Nếu như ánh sáng tự nhiên mang đến hình ảnh chân thực, nhưng cần phải phụ thuộc vào những hôm đẹp trời, thì ánh sáng nhân tạo lại cho ta nhiều sự lựa chọn có thể điều chỉnh và kiểm soát. Chính vì thế, hãy biết tận dụng cũng như tùy biến để lựa chọn được thứ ánh sáng đẹp nhất, phù hợp nhất với từng cảnh quay.

Các lưu ý về kỹ năng quay phim cơ bản

Khi quay phim, bên cạnh ngoài nắm chắc các kỹ năng quay phim cơ bản, bạn cũng đừng quên lưu ý và bỏ túi vài kinh nghiệm sau đây:

  • Chọn chuẩn phim khi quay: Hiện nay có hai chuẩn thông dụng: SD và HD
    • SD: SD NTSC và SD PAL
    • HD: HD 720p và HD 1080p (NTSC: 30 khung hình/1s, PAL 25 khung hình/1s)
  • Ngoài ra cũng có một số chuẩn khác phổ biến như: VGA (640 x 480), QVGA (320 x 240)…
  • Nên chọn chuẩn có độ phân giải cao như VGA hoặc SD trở lên để đảm bảo chất lượng của Video ở mức tốt.
  • Trước khi quay chúng ta cũng nên set toàn bộ các thiết bị quay phim về cùng 1 chuẩn để tiện cho quá trình dựng phim. Để tương thích với tần số của điện lưới Việt Nam (50hz) thì ta nên chọn chuẩn SD PAL hoặc HD PAl.
Trước khi quay cần đồng bộ thiết bị để dễ dàng dựng phim

Trước khi quay cần đồng bộ thiết bị để dễ dàng dựng phim

Nắm vững kỹ năng quay phim cơ bản không chỉ giúp bạn tạo ra những video chất lượng mà còn là nền tảng để phát triển kỹ thuật nâng cao. Hãy luyện tập thường xuyên để nâng cao tay nghề và sáng tạo thêm nhiều những video cuốn hút! Đặc biệt, khi có nhu cầu sở hữu những thước phim đặc sắc và chỉn chu với kỹ thuật quay phim vượt trội, bạn có thể trải nghiệm dịch vụ quay phim tại Techfilm để biến những ý tưởng thành hiện thực. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình làm việc chuyên nghiệp, Techfilm cam kết mang đến những thước phim chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu từ quảng cáo, sự kiện đến sản xuất nội dung sáng tạo.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ tại: 6/2a, Đường 40, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
  • Email: Techfilmvn@gmail.com
  • Số điện thoại: 0928.166.188
  • Website: https://techfilm.vn/

Dự án mới