Chụp ảnh Macro là gì? Cách chụp cận cảnh với độ nét ấn tượng
1. Chụp Ảnh Macro Là Gì?
Chụp ảnh macro là kỹ thuật chụp cận cảnh, trong đó máy ảnh bắt nét ở khoảng cách rất gần để ghi lại những vật thể có kích thước nhỏ như hoa lá, côn trùng, chi tiết sản phẩm… Ảnh chụp bằng ống kính macro có thể phóng đại vật thể theo tỷ lệ nhất định, giúp ghi lại chi tiết rõ nét mà mắt thường khó thấy.
>> Xem thêm: Dịch Vụ Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp.
“Macro” trong tiếng Việt có nghĩa là “phóng to”. Đó cũng chính là cơ chế hoạt động của kỹ thuật này. Đóp là phóng to những vật nhỏ để dễ dàng quan sát. Khi chụp, máy sẽ tập trung lấy nét vào vật thể ở cự ly gần, trong khi phần nền phía sau được làm mờ đi. Nhờ vậy, chủ thể được làm nổi bật, tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ và thu hút người xem.

Chụp macro là kỹ thuật chụp bắt nét ở khoảng cách gần
2. Ống kính macro là gì?
Ống kính macro là loại ống kính được thiết kế đặc biệt để chụp cận cảnh với khả năng lấy nét ở khoảng cách rất gần và tỷ lệ phóng đại cao. Tỷ lệ phóng đại phổ biến là 1:1, nghĩa là vật thể có kích thước 10mm sẽ được hiển thị với kích thước tương đương trên cảm biến máy ảnh. Các ống kính macro thường có tiêu cự từ 50mm đến 200mm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng:
- 50mm – 60mm: Phù hợp để chụp các vật thể nhỏ trong không gian hẹp như studio hoặc trên bàn.
- 90mm – 105mm: Linh hoạt cho nhiều tình huống, từ chụp hoa, thức ăn đến sản phẩm.
- 150mm – 200mm: Cho phép chụp ở khoảng cách xa hơn, lý tưởng khi muốn chụp côn trùng hoặc động vật nhỏ mà không làm chúng sợ hãi.

Ống kính macro là thiết bị chuyên dụng cho kỹ thuật chụp cận cảnh
3. Lợi Ích của Camera khi chụp ảnh Macro
Chụp ở khoảng cách gần giúp khai thác chi tiết nhỏ nhất của chủ thể và mở ra nhiều cơ hội sáng tạo trong nhiếp ảnh. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của chế độ chụp này.
- Cho phép ghi lại vật thể ở khoảng cách rất gần, với độ phóng đại cao và độ sắc nét rõ ràng.
- Dễ dàng làm nổi bật chủ thể nhờ hiệu ứng xóa phông tự nhiên, giúp hình ảnh tập trung và có chiều sâu.
- Tăng khả năng sáng tạo khi người chụp có thể biến những vật thể nhỏ như giọt nước, cánh hoa, hay vân vải thành những tác phẩm nghệ thuật.
- Phù hợp với nhiều nhu cầu chụp: từ sản phẩm, thiên nhiên đến nội dung sáng tạo cho mạng xã hội.
- Dễ khai thác trên cả máy ảnh chuyên dụng lẫn điện thoại, mà vẫn cho ra chất lượng hình ảnh ấn tượng.
Chụp macro và xóa phông đều tạo hiệu ứng mờ hậu cảnh, nhưng cách hoạt động khác nhau. Chụp macro dùng ống kính chuyên dụng để tạo độ mờ tự nhiên, trong khi điện thoại thường dùng thuật toán để giả lập. Với chụp hình sự kiện, hiệu ứng mờ thật từ ống kính giúp tách chủ thể rõ hơn, đặc biệt trong môi trường ánh sáng phức tạp.

Chụp macro cho ra bức hình sống động và chân thật
4. Kỹ Thuật Chụp Ảnh Macro Cần Biết
Chụp macro không khó, nhưng để ảnh đẹp thì bạn cần nắm rõ một số kỹ thuật cơ bản sau:
4.1 Đối tượng chụp macro
Chụp macro phù hợp với các vật thể nhỏ như hoa lá, côn trùng, trang sức, linh kiện, thực phẩm hay chi tiết cơ thể. Nhờ khả năng lấy nét ở khoảng cách rất gần, ảnh macro giúp làm nổi bật kết cấu và hình dạng một cách sắc nét. Kỹ thuật này thường được kết hợp cùng quay phim slow motion để ghi lại chuyển động tinh tế, tạo nên hiệu ứng hình ảnh ấn tượng và sống động hơn.
Chủ thể nên chiếm khoảng 75% khung hình để tạo điểm nhấn rõ ràng, tránh mất tập trung. Mục tiêu là làm nổi bật những vật thể quen thuộc dưới một góc nhìn khác biệt.

Bạn cần xác định đối tượng chụp
4.2 Chọn Ống Kính Macro
Mỗi loại chủ thể sẽ phù hợp với một khoảng tiêu cự khác nhau. Việc chọn đúng ống kính giúp bạn dễ dàng lấy nét, giữ khoảng cách hợp lý và kiểm soát tốt bố cục ảnh.
- Với các vật nhỏ đặt gần như trang sức, vải vóc, chi tiết cơ khí hoặc linh kiện điện tử, bạn nên sử dụng ống kính có tiêu cự từ 50 đến 65mm
- Với hoa, côn trùng hoặc các vật ngoài thiên nhiên, tiêu cự từ 85 đến 180mm sẽ cho phép bạn chụp từ xa mà vẫn giữ độ sắc nét cao
Ngoài ra, nếu thường xuyên chụp nhiều thể loại khác nhau, bạn có thể chọn một lens macro đa dụng khoảng 100mm để cân bằng giữa khoảng cách làm việc và độ linh hoạt trong khung hình.

Chọn ống kính macro phù hợp với bối cảnh
4.3 Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò quyết định bức hình đó có đẹp hay không. Bởi khi chụp macro, ảnh được thực hiện ở khoảng cách rất gần. Nếu ánh sáng quá mạnh hoặc chiếu sai hướng, vật thể có thể bị cháy sáng, đổ bóng hoặc mất chi tiết.
Khi chụp ngoài trời, nên chọn thời điểm ánh sáng dịu như sáng sớm hoặc chiều muộn để ảnh mềm mại và hài hòa hơn. Tránh chụp vào buổi trưa nắng gắt vì dễ tạo bóng cứng và phản sáng khó kiểm soát. Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên không ổn định, có thể dùng tán phản sáng hoặc miếng hắt sáng để điều chỉnh hướng chiếu. Nếu kết hợp quay video, hãy chú ý tốc độ khung hình phù hợp với ánh sáng để tránh hiện tượng nhấp nháy hoặc lóa hình.
Trường hợp chụp trong nhà, bạn nên dùng đèn chiếu kèm tản sáng để ánh sáng dịu và đều hơn. Tránh dùng flash trực tiếp vì dễ tạo vùng sáng gắt, làm mất chi tiết.

Ánh sáng cần đủ sáng để tạo ra bức hình ấn tượng
4.4 Độ sâu trường ảnh (DOF)
Trong chụp macro, độ sâu trường ảnh càng nhỏ thì chủ thể càng nổi bật. Việc giới hạn vùng nét giúp tập trung ánh nhìn vào chi tiết chính, đồng thời làm mờ phần hậu cảnh để giảm nhiễu thị giác.
Nếu muốn mở rộng vùng nét, bạn có thể thu nhỏ khẩu độ (tăng giá trị f) và lấy nét thủ công. Ngoài ra, có thể chụp nhiều ảnh ở các điểm lấy nét khác nhau rồi ghép lại bằng phần mềm để giữ toàn bộ chi tiết sắc nét.

Điều chỉnh độ sâu trường ảnh nhỏ để vật thể được nổi bật
4.5 Tốc độ chụp
Khi chụp macro, việc bắt nét đúng khoảnh khắc là điều không dễ, đặc biệt với những chủ thể có thể di chuyển như côn trùng hay hoa ngoài trời. Nếu tốc độ chụp quá chậm, chỉ cần một chuyển động nhỏ cũng khiến ảnh bị mờ.
Để hạn chế điều này, bạn nên tăng tốc độ màn trập và chụp nhanh khi thấy chủ thể vào đúng vị trí. Nếu có thể, hãy bật chế độ chụp liên tục để không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp. Khi chủ thể đứng yên, bạn có thể giảm tốc độ xuống một chút để bức ảnh sáng và rõ hơn, nhưng vẫn nên giữ máy thật vững hoặc dùng chân máy để tránh rung.

Bạn nên bấm liên tục để bắt được khoảnh khắc đẹp nhất
5. Mẹo Chụp Macro Đẹp, Sáng Tạo
Để có được một bức ảnh macro đẹp, ngoài thiết bị phù hợp, bạn cần kiểm soát tốt các yếu tố kỹ thuật trong quá trình chụp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Giữ máy ổn định bằng chân máy: Ở khoảng cách rất gần, chỉ một rung động nhỏ cũng có thể khiến ảnh bị mất nét. Vì vậy, chân máy là lựa chọn gần như bắt buộc nếu bạn muốn kiểm soát điểm lấy nét chính xác và giữ độ ổn định cho khung hình. Đặc biệt khi sử dụng khẩu độ nhỏ hoặc tốc độ màn trập thấp.
- Tăng tốc độ màn trập để bắt chuyển động: Khi chụp côn trùng hoặc các chủ thể dễ di chuyển, bạn nên tăng tốc độ màn trập để bắt trọn khoảnh khắc rõ nét. Tốc độ cao giúp giảm nhòe do chuyển động, nhất là khi chụp handheld. Nếu ảnh bị tối vì tốc độ quá nhanh, hãy mở khẩu độ lớn hơn hoặc dùng thêm đèn chiếu sáng để cân bằng phơi sáng.
- Chọn khẩu độ phù hợp với chủ thể và mục đích ảnh: Khẩu độ lớn (f/2.8 – f/4) giúp tạo hậu cảnh mờ, tách chủ thể rõ ràng nhưng làm giảm độ sâu trường ảnh. Ngược lại, khẩu độ nhỏ hơn (f/8 – f/11) sẽ giúp mở rộng vùng lấy nét, phù hợp khi bạn muốn giữ rõ toàn bộ chi tiết trên vật thể. Vì vậy, việc chọn khẩu độ cần linh hoạt tùy vào kích thước chủ thể và bối cảnh thực tế.
- Xử lý hậu cảnh để tránh phân tán thị giác: Nền quá sáng, lộn xộn hoặc có màu tương đồng với chủ thể sẽ khiến ảnh mất điểm nhấn. Bạn có thể thay đổi góc chụp, điều chỉnh khẩu độ hoặc di chuyển chủ thể xa nền hơn để tăng độ tách bạch, giúp chủ thể nổi bật hơn trong khung hình.
- Giữ ISO ở mức thấp để bảo toàn chi tiết: Vì ảnh macro thường ghi lại các chi tiết rất nhỏ, độ nhiễu do ISO cao có thể làm mất đi độ sắc nét cần thiết. Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng ISO thấp nhất có thể và chỉ tăng khi không thể bổ sung sáng bằng các phương pháp khác như mở khẩu hay dùng đèn.
- Chuyển sang lấy nét tay nếu cần độ chính xác cao: Autofocus có thể hoạt động không ổn định ở khoảng cách rất gần, đặc biệt khi vùng nét rất mỏng. Trong những tình huống này, việc chuyển sang lấy nét thủ công sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát chính xác vị trí lấy nét. Điều đặc biệt quan trọng khi bạn muốn nhấn vào chi tiết nhỏ như mắt côn trùng hay nhụy hoa.

Mẹo chụp ảnh macro đẹp mà không phải ai cũng biết
6. Chụp Macro Bằng Điện Thoại
Nhiều dòng smartphone hiện nay đã tích hợp chế độ chụp macro, cho phép bạn ghi lại những chi tiết nhỏ mà không cần đến ống kính chuyên dụng. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn chụp nhanh các vật thể như côn trùng, lá cây, giọt nước hoặc chi tiết sản phẩm. Nếu bạn đang sử dụng iPhone có hỗ trợ macro (ví dụ từ iPhone 13 Pro trở lên), cách thực hiện rất đơn giản:
- Mở ứng dụng Camera và chọn chế độ Ảnh hoặc Video
- Đưa máy lại gần chủ thể, khoảng cách lý tưởng là từ 2 – 4 cm
- Khi camera nhận diện khoảng cách đủ gần, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ macro
- Căn khung, giữ máy ổn định và nhấn chụp hoặc quay như bình thường

Điện thoại có thể chụp được bức hình macro không kém gì máy ảnh
Chụp macro là một kỹ thuật nhiếp ảnh thú vị, giúp bạn ghi lại những chi tiết nhỏ nhất với độ phóng đại cao và độ sắc nét ấn tượng. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể kết hợp thêm các kỹ thuật như quay chậm (slow motion) hay tua nhanh thời gian (time lapse) để tăng thêm tính sáng tạo cho ảnh và video. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chụp macro là gì và có thêm cảm hứng để khám phá thế giới dưới góc nhìn độc đáo.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 6/2a, Đường 40, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0928 166 188
- Email: Techfilmvn@gmail.com
- Website: https://techfilm.vn/